ĐỌC MỘT CÂU THƠ, BÀI THƠ, CÂU VĂN, BÀI VĂN... CẢM THẤY LÒNG MÌNH XAO XUYẾN, TRĂN TRỞ, NGHĨ SUY... LÀ CÂU THƠ ẤY, CÂU VĂN ẤY... DẪU GÌ CŨNG CÓ ÍCH!.
Tôi gặp trạng thái trên khi đọc bài thơ Quê tôi bây chừ (in trong tập thơ Tuổi thơ ơi ngày về - NXB Hội nhà văn - 2015) của Nguyễn Gò Nổi.
Nguyễn Gò Nổi (NGN) bút danh của một bạn trẻ quê Gò Nổi (Điện Bàn, Quảng Nam) đang xa quê, bạn yêu văn học nghệ thuật... yêu thích thơ và làm thơ những vần thơ của bạn có điệu hay không đều đau đáu một điều gì đó có khi ai cũng biết nhưng chưa hoặc ngại không nói ra có khi chỉ là một ý tứ nhỏ nhưng càng ngẫm không nhỏ chút nào...
Tập thơ có 53 bài đứa con so của NGN bụ bẫm dễ ghét về hình dạng tâm huyết nhiều về nơi chôn nhau cắt rốn theo cảm nhận của chính NGN chắc vì vậy nên chi sinh con ra "Anh" bố lại lấy tên của quê cha đất tổ để tự đặt thành tên riêng - bút danh - điều này quả là chỉ có tự tin về sức về lực mới mạnh dạng làm! Mong là đúng như vậy bởi con thuyền thơ ra sông ra biển biết đâu mà lường...
Bây chừ xin vui cùng đứa con của bạn đang "mẹ tròn con vuông" các bạn nha!.
***
ĐỌC BÀI THƠ QUÊ TÔI BÂY CHỪ
"Quê tôi bây chừ vẫn nghèo lắm, quê tôi"
câu thơ đây ah! câu nói từ đáy lòng chứ!. Không bạn ạ thơ đây! Thơ từ chính người con của quê đây khi bạn viết thiệt rất thiệt!. Câu thơ hay ở hai từ "quê tôi" nhắc lại ở cuối câu.
Quê nghèo. Mà trăm thương ngàn nhớ. Chính xác là vậy.
"Tháng năm cha cuốc cày trên cánh đồng như thế/ Canh cánh nỗi lo khi mùa gió bão tràn về/ Trông đất trời hai mùa mưa nắng đi qua."
Để rồi
"Quê tôi bây chừ những đứa con đi xa/ Không muốn trở về mưu sinh trên vùng đất mẹ/ Còn nơi đây cụ già và côi cút những đứa trẻ/ Cứ ngóng trông, lặng lẽ phía cuối làng."
Để rồi
"Quê tôi bây chừ giữa lúc mùa xuân sang/ Bỗng nhiên rộn rã như cơn mưa rào, bất chợt/ Mẹ tiễn con ra đi khi ngày vui chưa ngớt/ Hẹn mùa xuân sau trong điệp khúc mưu sinh."
Bài thơ đắc ý ở khổ này. Bạn có ray rức điều nầy?. Tin là bạn nhất định phải ray rức!.
Quê nghèo vì đâu khi binh đao đã qua trên 40 mùa xuân rồi.
Phải nói so với xưa nay được hơn nhưng so với yêu cầu của đời sống hiện tại chưa được!. Cứ nhìn niềm vui vỡ òa của bao bà mẹ bao em thơ khi đón con; đón anh; chị làm ăn xa quê trở về quê vui xuân đón tết thật "rộn rã" bao nhiêu thì khi bắt gặp cảnh những người con yêu thương khăn gói lên xe vượt hàng trăm cây số đến khắp mọi miền đất nước "mưu sinh" hỏi ai nghĩ gì?.
Quê nghèo!. Các bạn có cam chịu?. Câu hỏi cũng chắc không bạn nào trả lời là cam chịu song nói, nghĩ thì dễ làm thật không dễ gì có điều trong gian khó quê mình nghèo thật nhưng giàu tình giàu nghĩa đúng như NGN viết trong khổ thơ cuối của bài thơ Quê tôi bây chừ:
"Quê tôi bây chừ vẫn nặng nghĩa tình/ Cuộc sống tựa vào nhau trong câu ca dao bầu bí/ Muôn đời không đổi thay mỗi người trong nếp nghĩ/ Quê tôi dẫu nghèo nhưng quý mến thân thương.".
Hòa Văn
giữa xuân Bính Thân - 24/02/2016