05/03/2024

Thơ Hòa Văn: 𝚇𝙸𝙽 𝙲𝙷Ú𝚃 𝙳Ạ𝙸 𝙺𝙷Ờ


𝙰𝚒 đ𝚒 đ𝚒 𝚖𝚒ế𝚝 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚟ề 𝚡ó𝚖

𝙽𝚐ô𝚒 𝚗𝚑à 𝚡ư𝚊 𝚌ũ đổ𝚒 𝚌𝚑ủ 𝚛ồ𝚒

𝙽𝚑ư 𝚖â𝚢 𝚝ứ 𝚝á𝚗 𝚝𝚊𝚗 𝚟à 𝚑ợ𝚙

Đấ𝚝 𝚖ẹ 𝚋𝚊𝚘 𝚗ă𝚖 𝚐𝚒𝚊𝚗𝚐 𝚗ắ𝚗𝚐 𝚝𝚛ờ𝚒!


𝙽𝚐𝚑𝚎 𝚖ư𝚊 𝚛ả 𝚛í𝚌𝚑 𝚟𝚞𝚒 𝚌ù𝚗𝚐 𝚗ướ𝚌

𝙽𝚑ớ 𝚝𝚑𝚞ở 𝚌ở𝚒 𝚝𝚛𝚞ồ𝚗𝚐 𝚌𝚑ạ𝚢 𝚚𝚞𝚊𝚗𝚑 𝚜â𝚗

𝙲ô 𝚋é 𝚗𝚑à 𝚋ê𝚗 𝚕𝚎𝚗 𝚕é𝚗 𝚝ắ𝚖

Đô𝚒 𝚖ắ𝚝 𝚑ồ𝚗 𝚗𝚑𝚒ê𝚗 𝚐ọ𝚒 𝚋â𝚗𝚐 𝚔𝚑𝚞â𝚗𝚐


𝙻ớ𝚗 𝚕ê𝚗 𝚛𝚊 𝚙𝚑ố 𝚚𝚞ê𝚗 𝚑𝚊𝚢 𝚗𝚑ớ...

𝚇ó𝚖 𝚗𝚑ỏ 𝚛ộ𝚗𝚐 𝚕ò𝚗𝚐 𝚗𝚞ô𝚒 𝚝𝚞ổ𝚒 𝚝𝚑ơ

𝚅ẫ𝚗 𝚋𝚒ế𝚝 𝚝ì𝚗𝚑 𝚢ê𝚞 𝚗𝚊𝚢 đổ𝚒 𝚔𝚑á𝚌

𝚇𝚒𝚗 𝚌𝚑ú𝚝 𝚍ạ𝚒 𝚔𝚑ờ 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚐𝚒ấ𝚌 𝚖ơ!.


𝙷Ò𝙰 𝚅Ă𝙽

04/01/2024

 


Quảng Nam có nhiều món mắm cho dù mang nó đến bất kể vùng miền nào

không lẫn vào đâu được. Đó là nắm cá cơm than, mắm cá nục, mắm cá thính...
Tính đặc trưng của từng loại đã thành đặc sản, đến nay ai cũng biết, nếu không
nói là đã từng thưởng thức và tấm tắc khen ngon.

Ở đây xin giới thiệu một món ăn, một thời có mặt tại làng Xuân Đài (nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Một dịp đến thăm bác Văn Đức Đổng (năm 2012 đã trên 80 tuổi), người làng Xuân Đài, trong buổi trò chuyện, bác nhắc đến thân mẫu của bác về tài chế biến các món ăn dân dã và phù hợp với đồng tiền bát gạo ở nông thôn những năm 1940 – 1965. Một trong món ăn mà bác nói ngon, ngon lắm là Mắm cá chuồn bột.

Độ khoảng tháng Ba âm lịch, khi con tu hú kêu rân tu hú tu hú... đó là báo hiệu mùa cá chuồn đang rộ.
Biển cửa Đợi, Hội An nơi từ lâu nổi tiếng luôn luôn có nhiều loại cá biển mà lúc nào cũng tươi và ngon như cá ngừ, cá nục, cá thu, cá sòng, cá chuồn... Lúc nầy dù có bận bịu công việc gì, người làng Xuân Đài cũng dàn xếp, rủ nhau mướn ghe bầu đi Cửa Đại mua cả chuồn. Đặc điểm quan trọng cần lưu ý, nếu mua cá chuồn về làm mắm thì có bị ươn cũng không sao, nhưng để làm cá chuồn bột nhất định phải chọn loại cá trộng con và tươi xanh mới được.
Cá chuồn làm ruột rửa sạch, vớt ra để ráo nước, cắt bỏ đầu cá, sau đó bỏ cá vào hũ sành (không được muối vào hũ đất), muối giống như muối cá cơm than hoặc cá nục. Muối dùng là loại muối hạt to, trắng. Nếu có được muối Cà Ná mua để dành vài ba năm, nay đem ra dùng càng tốt vì loại muối cũ nầy để lâu mất dần chất đắng thường có trong muối ăn. chỉ còn vị mặn tinh khiết, muối mắm càng ngon. Lượng muối theo kinh nghiệm (ba cá một muối), cứ một lớp cá vừa vừa không dày không mỏng rải một lớp muối. Việc muối cá phải nhanh gọn để tránh ruồi bâu vào dễ sinh con dòi trong hũ mắm. Cuối cùng dùng miếng vải dày bịt kín miệng hũ lại, xong đem hũ mắm vừa muối ra nơi có nắng cả ngày phơi liên tục suốt ngày đêm khoảng bốn, năm tháng, đến cỡ tháng Chín, tháng Mười âm lịch cùng năm, xử dụng được. Có một công đoạn để có tên mắm cá chuồn bột phải làm trước khi ăn, là dùng đũa vớt hết xương cá chuồn ra, sau đó ấy đũa bản to (thường hay gọi là đũa bếp), khuấy hũ mắm làm cho toàn bộ phần thân cá chuồn tơi nát ra thành bột màu đỏ sậm, đặc sánh.
Trước đó khoảng tháng Năm tháng Sáu tới mùa thơm (dứa) trồng quanh vườn nhà chín rộ, chọn thời điểm trời tạnh ráo, chọn những quả dứa ngon, gọt sạch vỏ, cắt ra từng khoanh dày độ ba phân, xâu lại thành từng xâu, đem treo phơi nắng tốt cho khô. Đây là phụ gia để bỏ vào hũ mắm cá bột thành phẩm, làm cho mắm dịu bớt độ mặn thêm ngon ngọt, những khoanh thơm ấy
sau khi thấm thóp mắm ăn ngon đáo để.
Khi kể chuyện làm mắm cá chuôn bột. Hai mắt bác Đổng mãi chớp chớp như chực khóc. Bác nói: “Kể chuyện muối mắm tôi nhớ mẹ tôi quá quý anh ạ!”. Còn những người ngồi nghe chuyện, lại chim chíp miệng. Tôi nói chen vào: "Nghe bác Đổng diễn tả cách làm mắm cá chuộn bột, thật công phu và tỉ mỉ, ai cũng phát thèm!”. Bác Đổng kết luận, những ngày mùa đông giá lạnh, những khi không đi chợ, lúc bão lụt, đến bữa cơm, dùng giá múc mắm cá bột vào chén thêm gia vị tỏi, ớt, mắm có hương vị rất thơm. Khi ăn mỗi người tự dùng đũa quẹt từng quẹt mắm nho nhỏ cho vào chén cơm nóng hổi, mà ăn thật ngon.

Ngoài ra khi cuốn bánh tráng thịt heo, bánh xèo (đặc sản Quảng Nam), mắm
cá chuồn bột được pha chế thêm một ít nước mắm nhỉ, trở thành nước chấm ngon khỏi chê!
Nếu làm đúng cách, hợp vệ sinh mắm cá chuồn bột có thể để dành ăn quanh năm.

Hòa Văn
(2012)
-----
Ảnh: Hòa Văn và Bác Văn Đức Đổng (bìa phải)

31/12/2023

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2024


Ý

𝙻à𝚖 𝚝𝚑ơ 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚌𝚑ỉ 𝚝ỏ 𝚋à𝚢
𝚅𝚒ế𝚝 𝚟ă𝚗 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 để 𝚗𝚐à𝚢 𝚜𝚊𝚞 𝚕𝚞ậ𝚗 𝚋à𝚗
𝚃𝚛ó𝚝 𝚖𝚊𝚗𝚐 𝚋𝚊 𝚌𝚑ữ 𝚜à𝚗 𝚜à𝚗.
𝚇𝚒𝚗 𝚕à 𝚑ơ𝚒 𝚝𝚑ở 𝚗ồ𝚗𝚐 𝚗à𝚗 𝚝𝚑ươ𝚗𝚐 𝚢ê𝚞
𝚃𝚑ơ 𝚟ă𝚗 𝚝𝚑𝚊 𝚝𝚑𝚒ế𝚝 𝚖ộ𝚝 đ𝚒ề𝚞
𝙼𝚘𝚗𝚐 𝚕ò𝚗𝚐 𝙽𝚑â𝚗 𝙽𝚐𝚑ĩ𝚊 í𝚝 𝚗𝚑𝚒ề𝚞 𝚝𝚛𝚊𝚘 𝚗𝚑𝚊𝚞.

𝙷Ò𝙰 𝚅Ă𝙽
1/1/2024

 

30/12/2023

Thơ Nguyễn Văn Gia: LÊN CHÙA

 


Nhà thơ Nguyễn Văn Gia

MANG GƯƠM

Xa lắc rồi
niết bàn
Buổi thiền sư
mang gươm
Vô thường
bỗng bất thường
Niệm niệm
tâm bất an.

LÊN CHÙA

Lên chùa tìm chút thảnh thơi
Ai dè
chùa cũng như… đời ngoài kia
Cũng thứ hạng
cũng phân chia
Chỗ này vô nhiễm
chỗ kia thị trường
Đành rằng tất cả vô thường
Thôi ta về lại phố phường
ẩn tu.

Ở MỘT NƠI
CHÙA KHÔNG CÓ PHẬT


Đã hơn hai nghìn năm trăm năm
Mắt Đức Phật vẫn khép hờ
với nụ cười bí ẩn
Thượng sầu hạ hỉ
Sao niềm vui trốn biệt nơi đâu…

Trong nhà đầy báu vật (1)
Chẳng cần tìm đâu xa
Đừng mất công tìm Phật
Thế Tôn tại lòng ta

Chùa xây trăm nghìn tỷ
Tượng ngọc tượng vàng
Võng lọng xa hoa…
Những thứ mà Thái tử Tất-đạt-đa
đã ngày xưa từ bỏ
Đã lâu không đến chùa
Bởi lòng kính ngưỡng tăng ni nhạt phai
Lòng tin bị đánh tráo
Không còn ngồi dưới hiên chùa xưa
Bình yên ngắm đám mây trôi
Lòng ngậm ngùi cái lẽ vô thường của đất trời
Tai không còn nghe
tiếng chuông sớm chuông chiều
ngân nga hồn dân tộc…

Lên chùa
với nén tâm nhang
Tam quan mách bảo
Phật đang vắng nhà
Trở về phụng dưỡng mẹ cha
Dẫu không thờ Phật
cũng là quy y

Chốn thanh tịnh trang nghiêm
Ai bày ra ồn ào lễ hội
Cầu lợi cầu danh
Buôn thần bán thánh
Chẳng thấy đâu các bậc chân tu
Chỉ thấy tràn lan những thầy bói thầy cúng
Rộn rịp dâng sao giải hạn
Thỉnh vong oan gia trái chủ
Xưa “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật” (2)
Nay bọn giả sư hành tung như thảo khấu

Mắt Đức Phật vẫn khép hờ
với nụ cười bí ẩn
Hơn hai ngàn năm trăm năm
Giữa muôn trùng vây
và vô vàn kiếp nạn
Nơi góc biển đầu non
Vẫn sáng soi
vầng trăng chánh pháp
Những bậc chân tu ẩn mình đâu đó
Không đủ phước duyên chẳng dễ gì gặp được
Buồn thay!

Nguyễn Văn Gia
_____
(1) “Gia trung hữu fbảo hưu tầm mịch” (Trần Nhân Tông)
(2) “Buông con dao đồ tể xuống, đứng ngay đó mà thành Phật"

26/12/2023

Thơ Hòa Văn: TRÙNG KHƠI

 



𝙱𝚒ể𝚗 𝚡𝚊 𝚛𝚞 𝚖ã𝚒 𝚕ờ𝚒 𝚝𝚑ươ𝚗𝚐

𝚈ê𝚞 𝚊𝚒 𝚋ỏ 𝚡ứ 𝚟ề 𝚟ươ𝚗𝚐 𝚌á𝚝 𝚖ề𝚖


𝚃ơ 𝚝𝚛ờ𝚒 𝚝ừ𝚗𝚐 𝚐𝚒ọ𝚝 𝚜ươ𝚗𝚐 đê𝚖

𝚃𝚛ă𝚗𝚐 𝚖ờ 𝚜ó𝚗𝚐 𝚍ộ𝚒 𝚖ộ𝚝 𝚖𝚒ề𝚗 𝚗𝚑ớ 𝚗𝚑𝚞𝚗𝚐


𝙷ỏ𝚒 𝚖ê𝚗𝚑 𝚖ô𝚗𝚐 ơ𝚒 𝚕ạ𝚗𝚑 𝚕ù𝚗𝚐

𝚃𝚛ă𝚖 𝚗ă𝚖 𝚖𝚞ố𝚒 𝚖ặ𝚗 𝚝𝚛ù𝚗𝚐 𝚙𝚑ù𝚗𝚐 𝚋𝚒ể𝚗 𝚔𝚑ơ𝚒...


𝙼ộ𝚝 đờ𝚒 𝚟ơ𝚒 đầ𝚢, đầ𝚢 𝚟ơ𝚒

𝙺𝚑ô𝚗𝚐 𝚡𝚊 𝚗𝚐𝚞ồ𝚗 𝚌ộ𝚒 𝚕à 𝚗ơ𝚒 𝚝ì𝚖 𝚟ề !.

Hòa Văn 



 

17/12/2023

HÒA VĂN: BÕ...

 


𝚃𝚛ó𝚝 𝚕ỡ 𝚜𝚊𝚗𝚑 𝚛𝚊 𝚝𝚛ê𝚗 𝚌õ𝚒 𝚙𝚑à𝚖

𝚁á𝚗𝚐 𝚗í𝚞 𝚌𝚑ú𝚝 𝚕ò𝚗𝚐 𝚌𝚑𝚘 𝚋õ 𝚌𝚊𝚖
𝙷ỏ𝚒 𝚝â𝚖 𝚝â𝚖 𝚑ỏ𝚒 𝚊𝚗 𝚗𝚑𝚒ê𝚗 𝚝𝚘ạ𝚒
𝙱𝚒ế𝚝 𝚍ẫ𝚞 𝚍ở 𝚑𝚊𝚢 𝚌ứ 𝚟ậ𝚢 𝚕à𝚖!.

𝙷ò𝚊 𝚅ă𝚗

24/11/2023

Đặng Tiến: 𝕋𝕌Ệ 𝕊Ỹ, Đ𝕀Ệℙ 𝕂ℍÚℂ 𝔻ƯƠℕ𝔾 𝕋ℝẦℕ


Trước đây, mạng Diễn Đàn có giới thiệu tập thơ song ngữ Những điệp khúc cho dương cầm – Refrains pour piano – của Tuệ Sĩ, do bà Dominique de Miscault dịch ra tiếng Pháp, và minh họa trang nhã. Lúc đó, tác phẩm vừa mới in xong.


Hôm nay, tập thơ đã được phát hành và ra mắt dưới dạng một buổi tọa đàm tại Thành Phố Hồ Chí Minh, khách sạn Legend, ngày 27-9-2009, với sự hiện diện của tác giả và dịch giả.


Ngoài ra, chúng tôi được biết sách hiện có bày bán nhiều nơi tại Paris, giá 10 €uros.


Vậy xin trở lại, giới thiệu thi phẩm căn cơ hơn :


Tuệ Sĩ là bậc danh sĩ cao tăng, đã trọng nhiệm nhiều chức vụ trong hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam. Trong và ngoài nước nhiều người biết danh và ái mộ, qua những trầm luân mà ông chịu đựng non nửa thế kỷ, chúng tôi không nhắc lại nơi đây, vì ai muốn truy tìm thì rất dễ.


Tuệ Sĩ còn là nhà thơ, nhiều người biết danh, nhưng ít người được đọc, vì thơ ông ít được phổ biến. Mới đây, trong nước, nhà xuất bản Phương Đông đã ấn hành tập thơ Những điệp khúc cho dương cầm, song ngữ Việt-Pháp đối chiếu, do Dominique de Miscault, nữ họa sĩ người Pháp, chuyển ngữ và trình bày, minh họa, bà gọi là « biểu cảm đồ họa » (expressions graphiques). Trang bên trái là văn bản Việt-Pháp nối tiếp, trang bên phải là hình cách điệu nhà sư đang lướt ngón tay trên phía dương cầm.


Sách gồm 23 bài thơ ngắn, trình bày trên 53 trang, khổ vuông 21 x 21 cm, giấy tốt, in đẹp và trình bày trang nhã.


Điều đáng mừng là độc giả Việt Nam và thế giới có dịp tiếp cận với thơ Tuệ Sĩ, trong niềm đồng cảm nhân loại, qua thi ca và nghệ thuật. Trong lời tựa, bà De Miscault kể lại :


« Tôi được hạnh ngộ với Tuệ Sĩ và người thân từ mùa xuân 2003.


Chúng tôi đã học tập phơi trải và trao đổi hai thế giới, diễn dịch những cảm xúc, đồng thời là dấn thân. Tôi không phải phật tử cũng không phải kẻ tu hành, lại không biết tiếng Việt, nhưng thơ Tuệ Sĩ thì đã gặp đâu đó tại châu Âu già cỗi. Đó chẳng phải là những khoảng hư không mà các tác gia thần bí đã trải nghiệm ? Kinh nghiệm phiêu du trong bóng đêm và tĩnh lặng, cũng như những tâm hồn khắc khoải, vô vọng truy tầm lời giải đáp cho những hy sinh, dù tự nguyện hay cưỡng chế ? »


Bà tiếp xúc với thơ Tuệ Sĩ nhờ việc lược dịch của một người Pháp được Tuệ Sĩ duyệt lại.


« Tôi cố gắng nắm bắt nội dung qua những hình ảnh, và không gian sống của Tuệ Sĩ như tôi được trông thấy và đã khai thị cho tôi. Tôi chọn những từ ngữ và ảnh tượng đơn giản nhất, đã giản lược và tát cạn tối đa thi pháp để tập trung vào cuộc phiêu lưu thần bí của nhà sư mệt mỏi vì đời sống và những truy tầm vô vọng…


Vô vọng hay không, vẫn là câu hỏi. Buông thả theo dòng đời.


Dương cầm và tịch lặng là thần giao giữa hai lục địa giữa chúng tôi.


Nơi đây không còn là hoài cảm hay xúc cảm, mà là phân tích khô khan cõi dửng dưng.


Tôi hân hoan được tiếp tục chia sẻ, và trong dài lâu tính nhẹ nhàng tuyệt đối của đời sống. »


Bài tựa này đã được Hạnh Viên dịch ở trang 7, tôi dịch lại để đóng góp.


Một cơ duyên khác, là với kỹ thuật điện tử hiện đại, toàn bộ công trình của TS – Dominique de Miscault và nhà xuất bản Phương Đông được đưa lên lưới, để người đọc, Việt hay ngoại quốc, khắp năm châu bốn biển đều có thể thưởng lãm. Năm mươi trang giấy không phải là công trình to tát gì, nội dung cũng không phải chuyện khai sơn phá thạch, nhưng là một sự kiện văn học, như cơn gió bất ngờ đưa đóa lan rừng ra ánh sáng.


Tuệ Sĩ không phải là người tìm danh vọng, nhất là bằng thi ca. Ông không tìm độc giả, tìm tri kỷ, tri âm. Ông thừa nội lực để sống an nhiên trong tịch lặng giữa cõi ta bà. Nhưng thơ ông xuất hiện như vầng trăng ra khỏi đám mây, như mùi hương bông sứ chợt thoảng vào vườn khuya, là một niềm vui chung, và cho người lữ khách ngồi lại bên đường, buổi chiều, « cười với nắng một ngày sao chóng thế… đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan », câu thơ ngày xưa của ông mà Bùi Giáng hết lời ca ngợi.


Thơ, thơ gì đi nữa, thì trước tiên phải là ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ai đi nữa thì cũng mang sử tính. Thơ thiền sư làm bằng ngôn ngữ hàng ngày vẫn vang âm xã hội và lịch sử.


Ví dụ bài cuối :


Giăng mộ cổ

Mưa chiều hoen ngấn lệ

Bóng điêu tàn

Huyền sử đứng trơ vơ

Sương thấm lạnh

Làn vai hờn nguyệt quế

Ôm tượng đài

Yêu suốt cõi hoang sơ.


Ý nghĩa chính xác của bài thơ là gì ta không nên giải thích chân phương. Nhưng từ ngữ thì rõ ràng là trầm tích đau thương của con người trong lịch sử. Bà De Miscault dịch hay và thoát (xem Trên kệ sách của mạng Da màu). Tôi vẫn táy máy dịch lại xem như góp một nốt đàn vào bản hợp tấu :


Sur les tombes antiques

La pluie du soir se confond en larmes

Des mythes illusoires

En ruine esseulés,

La bruine givre

Les épaules meurtries de laurier

Serrant la statue

J’aime ô que j’aime les espaces innocents


Trầm tích lịch sử còn dư vang rõ hơn trong bài này ;


Ngoài biên cương

Cây cao chói đỏ

Chiến binh già cổ mộ

Nắng tắt chiến trường

Giọt máu quạnh hơi sương


Tr. 34


A la frontière

Le grand arbre rougeoie

Le soldat vieillit sur la tombe antique

Le soleil éteint la bataille

Le sang se condense en rosée.


Thơ gì, thơ ai, thơ nước nào, trong ngôn ngữ vẫn là một thứ ngoại ngữ ; người đọc một bài thơ trong tiếng mẹ đẻ là đã dịch bài thơ ấy ra ngôn ngữ của riêng mình. Gọi là tiếng lòng.


Trong nghề dạy học và việc bình luận văn chương tôi có đôi kinh nghiệm về việc dịch thuật và thông ngôn này. Gặp những bài thơ Tuệ Sĩ việc giảng luận có phần trắc trở. Ngôn ngữ vẫn là ngôn ngữ chung là tiếng Việt, nhưng tương quan giữa người nói và lời nói thì khác nhau. Khi Tuệ Sĩ viết đâu đó « Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang » thì ông không chỉ nói về màu áo, cũng không nói về ngọn đồi, mà phản ánh tâm linh trong một thế giới khác. Đưa lời thơ Tuệ Sĩ vào ngôn ngữ thế tục e dễ thành dung tục.


Thơ bao giờ cũng phản ánh ba tính cách : môi trường xã hội trong lịch sử ; ngôn ngữ trong những biến chuyển với thời đại ; và tác giả, qua đời sống hàng ngày ; nhưng ở Tuệ Sĩ đời sống hằng ngày, ý thức và vô thức dường như đã thăng hoa, thành một siêu thức. Ngôn ngữ do đó cũng siêu thoát, khó bề lý giải chân phưong và đơn phương.


Đầu thế kỷ XX giới văn học tây phương đưa ra khái niệm «  thơ thuần túy », và nghệ thuật nguyên chất theo nghĩa của hóa học : thực thể nguyên chất đối lập với những thực thể tạp chất « impur », có lẫn lộn nhiều ngoại tố. Nghệ thuật nguyên chất là kiến trúc của ngôn ngữ : một dạo khúc dương cầm, một tranh tĩnh vật, một bài thơ đẹp. Người thưởng thức không pha lẫn vào đó những kỷ niệm, buồn vui riêng tư, nhất là những thành kiến lịch sử, chính trị. Yêu một chân dung phụ nữ không phải vì nó hao hao giống một người bạn cũ.


Trong nghệ thuật, dân tộc là một tạp chất.


Tôi nghĩ khi Tuệ Sĩ đặt tên Những điệp khúc cho dương cầm, và làm những bài thơ mô tả tiếng dương cầm, là ông muốn cho tiếng thơ mình trong trẻo, thuần khiết « trong như tiếng hạc bay qua ». Do đó, bình giải thơ Tuệ Sĩ là tạo cơ nguy gây tạp âm không phải lẽ và không phải lúc. Bài viết này vẫn mang tạp âm là ngoài ý muốn của chúng tôi.


Lấy một ví dụ ngoài đề, cho thông thoáng. Nhà thơ Phạm công Thiện, thời trẻ, có lúc tu tại một Phật Viện Nha Trang. Một hôm anh về chơi với nhà văn Võ Hồng, ở lại mấy hôm, khi về Chùa, anh có thơ :


Mưa chiều thứ bảy, tôi về muộn

Cây khế đồi cao trổ hết bông.


Anh tâm đắc thường đọc cho chúng tôi nghe, và chúng tôi hiểu đại khái, nhưng chưng hửng khi nghe Phạm Công Thiện, mười năm sau, tự dịch câu thơ ra tiếng Pháp :


Je suis le Retour

Il fait Tard sur le Chemin

Sept jours après la pluie tombe

En haut

du Temple

L’arbre est le

Défleuri


Chúng tôi đã hiểu chung chung : thứ bảy là trước chủ nhật, cây khế là cây khế, ngọn đồi là ngọn đồi, nhưng qua bản dịch tiếng Pháp, thì nội hàm câu thơ không phải chỉ có vậy.


Nhưng nghĩ cho cùng, ai làm sao hiểu hết một câu thơ, kể cả tác giả ?


Và cách tiếp cận thơ Tuệ Sĩ của bà De Miscault biết đâu là cách hay nhất, như câu tiếng Pháp không biết của ai « la voix du cœur est la voie au cœur » : lời trái tim là lối đến con tim.


Đọc thơ Tuệ Sĩ. Bằng trái tim. Nỗi Nhớ


Màu tối mù lan vách đá

Nhớ mênh mông đôi mắt giã từ

Rồi đi biệt

Để hờn trên đỉnh gíó

Ta ở đâu ?

Cánh mộng phù du


Tr. 18


Les ténèbres envahissant les pierres du mur

Immense le souvenir des regards de nos adieux

Et je m’en vais à jamais

Délaissant les chagrins aux cimes de l’ouragan

Où suis-je ?

Frêles sont les ailes de l’éphémère


Tình người :


Ta sống lại trên nỗi buồn ám khói,

Vẫn yêu người từ khoảnh khắc chiêm bao

Từ nguyên sơ đã một lời không nói

Nhưng trùng dương ngưng đọng cánh hoa đào

Nghe khúc điệu rộn ràng đôi cánh mỏi

Vì yêu người ta vói bắt trời sao.


Tr. 50


Sur mes chagrins enfumés, je revis

L’Amour des hommes à chaque instant de mes songes

Dès l’origine la parole a été retenue

Comme l’océan retient le reflet du printemps en fleur

Des refrains animent mes ailes épuisées

Pour l’Homme, j’ouvre mes mains au firmament étoilé


Trần thế :


Theo chân kiến

Luồn qua cụm cỏ

Bóng âm u

Thế giới chập chùng

Quãng im lặng

Nghe mùi đất thở


Tr. 46


Traces de fourmi

Je faufile entre les herbes

Ténèbres des ténèbres

Les mondes s’amoncellent

Silences entre silences

J’accueille la terre respirante.


Thơ Tuệ Sĩ cô đúc, hàm súc, uyên áo. Người đọc không quen cho là khó hiểu, vì tác giả không đề cập đến một đề tài nào chính xác, không miêu tả không tự sự. Ngôn ngữ lấp lánh ánh sáng tâm cảm và ngoại giới, trầm tư và huyễn mộng. Hình ảnh chập chờn, ngôn từ lảo đảo, như những tiếng dương cầm đuổi bắt nhau, chưa kịp tương phùng đã muôn đời vĩnh quyết.


Thỉnh thoảng, người đọc cảm thấy an tâm trong đôi lời thơ mạch lạc :


Cửa kín chòm mây cuốn nẻo xa

Ngu ngơ đếm chữ, mắt hoa nhòa

Tay buồn vuốt mãi tờ hương rã

Phảng phất mưa qua mấy cụm nhà


Tr. 26


Người Thơ hé mở một thoáng tâm linh, nhưng hình ảnh vẫn mang tính cách tượng trưng, xa cách, xóa nhòa tâm sự cá nhân, pha loãng tình riêng vào làn mưa trên mái ngói.


Đôi khi người đọc gặp vài từ ngữ, ẩn dụ trở đi trở lại như những ám ảnh, tạo nên dăm viên đá cuội trên lộ trình cậu bé tí hon, nhưng dễ gì tìm được heo hút đường về.


Ngoại giới biết đâu là ảo giác :


Bóng sao đêm dài vời vợi

Thật hay hư, chiều nhỏ ưu phiền


Tr. 10


Và thơ, tập thơ mình cầm trong tay, những nốt nhạc, những hàng chữ  « đen trắng đuổi nhau thảnh ảo tượng ». Thơ, tất cả thi ca trên cõi trần này biết đâu chẳng là ảo giác của ảo giác ?


Cần gì để nói thêm về Những điệp khúc cho Dương cầm của Tuệ Sĩ ?.


Phải chăng là tiếng ve sầu chung thủy, ưu hoài những mùa hạ đã ra đi ?.


Tiếng ve trở về,


Khóc mùa hè mà khô cả đại dương


Đặng Tiến,

Orleans 17/8/2009.

Cập nhật 02-10-2009


Nguồn: diendan.org


TUỆ SỸ: ℂÁℕℍ ℂℍ𝕀𝕄 𝕋ℝỜ𝕀

 



Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch (1943 - 2023)


Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị giáo phẩm uyên bác, dịch giả của nhiều bộ kinh, luận quan trọng; tác giả của các công trình nghiên cứu Phật học giá trị, sau thời gian bệnh duyên đã viên tịch tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai) vào 16 giờ chiều ngày 24/11/2023 (12-10-Quý Mão).

#baogiacngo

Xin đăng 1 bài thơ của Ngài:

CÁNH CHIM TRỜI

Một ước hẹn đã chôn vùi tang tóc
Cánh chim trời xa mãi giữa lòng sâu
Nghe một nỗi hao mòn trong thoáng chốc
Một mùa thu một vạn tiếng kêu gào
Khuya còn lạnh sương mù và gió lốc
Thở hơi dài cát bụi cuốn chiêm bao
Bên cửa sổ bên kia đồi sao mọc
Một lần đi là vĩnh viễn con tàu
Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng
Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu.

Tuệ Sỹ
(Giấc mơ Trường Sơn, An Tiêm xuất bản, California, 2002.)