Cứ nửa đêm Phương Hạ rời phòng ngủ nhẹ nhẹ bước nhanh sang phòng trang điểm nơi có một cái bàn trên đó là chiếc máy vi tính màn hình tinh thể lỏng. Nói theo cách nói anh chồng Phương Hạ, đây là cây bút nhiều năm qua đã viết ra hàng trăm... tác phẩm văn học. Trong số đó có hơn bảy mươi phần trăm in báo, lên trang mạng đến với bạn đọc. Tuy vậy với Phương Hạ tác phẩm hay đảm đương sứ mạng cao quý đích thực của văn học còn phía trước.
Hơn một tuần lễ qua, Phương Hạ trăn trở viết những trang văn thấm đẫm tình yêu thương...
a.
“Em mười bảy tuổi?”.
“Dạ!”.
“Em không “đi học” mà biết chữ?”.
“Dạ!”.
“Em là Thần đồng?”.
“Dạ không!”.
Đây là câu trả lời đầu tiên sau đâu trên mấy mươi lần Phương Hạ hỏi em mười bảy tuổi chỉ “Dạ!”.
Em Mười Bảy kể: "Đúng ra mỗi ngày ba dạy cho em một trang trong quyển sách của ông.”.
“Quyển sách gì?”.
“Dạ! Quyển sách màu hồ thuỷ!”.
“Của riêng ba em?”.
“Đúng vậy!”.
“Em kể tiếp đi!”.
Mười Bảy sửa sửa mái tóc. Mái tóc dài quá vai đen mượt, phía trước bồng bềnh như được uốn ở thẩm mỹ viện nhưng theo em “nó tự nhiên đó”, hồi cha sinh mẹ đẻ ra “đã như vậy rồi”. Chính sự bồng bềnh của phần tóc nơi tráng nhìn khuôn mặt của Mười Bảy càng thánh thiện. Phương Hạ tự cảm nhận.
Mười Bảy kể, ba của em, người làng Nhân gọi ổng là “dị nhân”, em không hiểu mấy nhưng so với người khác ông có lối sống khá độc đáo.
“Chị có ưng nghe không em kể!”. Mười Bảy hỏi.
“Ừ!”. Phương Hạ trả lời.
Từ năm... đến lúc từ biệt mẹ và các chị em của em đi về với “ông bà”, ổng không bao giờ ra khỏi nhà. Hằng ngày hết đọc sách – sách của ba em nhiều lắm! – lại viết viết cái gì ấy, xong vào mùng ngủ, à quên dạy cho em một trang sách nữa chứ!. Ngủ ban ngày hay ban đêm, quanh năm bốn mùa, nắng nóng cũng như lạnh lẽo đều ngủ mùng. Khi chưa có điện ông dùng cây quạt tay vây vẫy cho mát, khi có điện ông cũng vậy không cần máy quạt!. Bạn của ông chỉ mấy người đến chơi với ông vào giờ nhất định. Giờ mà ông gọi là giờ hoàng đạo và chỉ có bạn đến nhà chơi chứ chưa bao giờ ông đến chơi nhà bạn!.
“Em không đến trường mà sao kiến thức của em rộng như thế?”. Phương Hạ hỏi.
“Dạ! Có gì đâu mà chị cho là rộng!”.
“Không rộng mà em biết chuyện Đông chuyện Tây, chuyện kim chuyện cổ, em còn biết tin học nữa!”.
“Từ ba em tất!”.
“Ba em biết tin học?”.
“Còn nhiều hơn nữa!”.
“Nhiều cái gì?”.
“Ông bảo sau công nghệ thông tin thế giới sẽ có một phát minh vĩ đại hơn!”.
“Ba em nói với em?”.
“Dạ”.
Phương Hạ cực kỳ thích thú khi được tiếp xúc với Mười Bảy. Chỉ cần nửa đêm dậy ngồi vào bàn vi tính, đầu óc Phương Hạ sáng suốt lạ sau đó viết mà chẳng nghĩ ngợi...
Phương Hạ hỏi lại:
“Ba nói với em?”
“Không những nói mà ba còn vẽ ra trên giấy!”.
“Vẽ?”.
Phương Hạ nhìn chằm chằm vào đôi mắt Mười Bảy, đôi mắt dịu hiền không có một chút gì ưu tư phiền não, đôi mắt ấy Phương Hạ chắc không dối trá điều gì bao giờ!. Phương Hạ nói thầm thầm trong bụng.
“Ba vẽ như thế này...”.
Mười Bảy làm y như đang cầm cây bút chì, vẽ vẽ mấy đường vòng tròn giao nhau, xong chấm hai chấm.
Mười Bảy nói:
“Đây là thiết bị đo tính trung thực của con người!”.
“Đo tính trung thực!”. Phương Hạ lặp lại lời của Mười Bảy trong sự hưng phấn tột độ.
“Đúng! đúng rồi!”. Phương Hạ reo lên. Đoạn im thiêm thiếp lại ngay vì bây giờ mới hai giờ sáng không khéo anh chồng và cả đứa con trai Sun Sun bị đánh thức dậy sẽ “rầy rà” cho mà xem. Phương Hạ điềm tĩnh hỏi:
“Ba em nói gì thêm?”.
“Dạ ba nói em sẽ là người “giúp” một người sáng tạo ra thiết bị đo tính trung thực.”.
“Có chuyện như vậy thật!”.
“Ủa! Chị không tin em à?”.
“Chị... chị... Tin!”.
Phải uốn lưỡi đâu hơn bảy lần Phương Hạ mới nói được chữ tin.
b.
Chiếc máy đo tính trung thực mà ra đời thế giới sẽ như thế nào?. Có tiến bộ hơn?. Nửa đêm hôm nay khi ngồi vào bàn vi tính gõ những con chữ tiếp theo của truyện ngắn nầy Phương Hạ đặt ra câu nghi vấn như thế.
Đang loay hoay chỉnh lại khung trang, cỡ chữ định viết... Mười Bảy xuất hiện.
“Chào chị mà không phải gọi là văn sĩ chứ!”. Mười Bảy nói vui và hơi làm điệu một chút khiến Phương Hạ vui lây.
“Em đến đúng hẹn”.
“Có chậm một phần tư giây đấy chị!”.
“Ừ!”.
“Chị có biết không đúng ra em kể chuyện chiếc máy đo tính trung thực cho ông gì ở trên phố Y.Z không phải cho chị đâu?”.
“Mà sao em không kể?”.
“Tại ông ấy và một số người như ông ấy không bao giờ trung thực!”.
“Em biết?”.
“Người được trao nhiệm vụ tìm người chế tạo ra một thiết bị cực kỳ quan trọng cho sinh động vật ở thế gian nầy mà không biết mới là chuyện lạ!”. Mười Bảy cười cười... Nụ cười cũng hiền khô.
“Bao giờ em nói rõ?”.
“Đêm nay!”.
“Đêm nay?. Với ai?”.
“Với văn sĩ Phương Hạ!”.
Phương Hạ không tin vào thính giác của chính mình. Cô lắc lắc đầu đứng dậy đi ra phòng bếp mở tủ lạnh lấy chai nước suối bước tới lavabo rửa mặt. Đầu óc Phương Hạ tỉnh ra và quay trở lại bàn viết.
Bây giờ không phải chỉ có mỗi Mười Bảy, Phương Hạ đang tiếp xúc với n Mười Bảy và n những sinh linh khác. Họ là những con người của nhiều dân tộc, nhiều sắc tộc, nhiều chính kiến, đến từ nơi văn minh có, lạc hậu có, đang phát triển có, giống nhau ở chỗ lúc sống dù khó khăn đến mấy họ luôn biết vươn lên trở thành người trung thực trong cộng đồng người trung thực. Trung thực là đức tính vốn có của con người từ khai thiên lập địa. Nói dễ làm khó!. Cái điều gì cản trở?. Quyền lợi! Nghĩa vụ! Lương tâm!. Nói sao cũng có lý. Trước một sự việc ai không muốn trung thực nhưng...
Phương Hạ suy nghĩ miên man. Mười Bảy nhắc:
“Văn sĩ sợ rồi?”.
“Sợ điều gì?”.
“Sợ tính trung thực!”.
Phương Hạ rùng mình!. Chính câu nói ấy đã đọc được một phần tỷ tỷ... ý nghĩ của Phương Hạ. Vì điều “sợ ấy” mới manh nha trong một nửa nơ-ron thần kinh não của Phương Hạ chứ đâu hình thành trọn vẹn thế mà Mười Bảy đã biết!.
Phương Hạ trả lời:
“Đúng như vậy!”.
“Thế thì thôi!”. Câu nầy không phải của Mười Bảy nói mà của nhân vật xin được gọi là Fi.
Fi trông hao hao người Việt. Đầu tròn tóc cắt ngắn theo phong cách thời thượng ba phân, trán hói móng ngựa, da bóng loáng, môi đẹp, miệng đẹp, đôi mắt sáng có hồn phách càng nhìn lâu càng đáng yêu!. Bên trong chiếc đầu ấy Phương Hạ tin chắc chứa đựng một trăm phần trăm tính trung thực. Mười Bảy có lần nói những ai tiếp xúc với Mười Bảy đôi ba lần sau đó nhất định sẽ được “nhiễm” một lượng trung thực vào người, không khi nào không có một lực nào trút bỏ ra được. Nếu như vậy Fi người đã tiếp xúc với Mười Bảy là người trung thực.
Phương Hạ đoán già đoán non như thế.
Kết:
Cây xấu hổ có nơi gọi là mắc cỡ, thân hình xấu xí đầy gai nhọn, hồi nhỏ Phương Hạ rất thích lấy tay chạm nhẹ vào bất kỳ nơi nào của cây, lá sẽ từ từ xếp lại rất thú vị nhưng mẹ thì nhắc con nhớ cẩn thận gai nó xóc vào tay nhức lắm!. Cái thích thứ hai ngồi yên nhìn bông xấu hổ. Bông hoa tròn tròn tim tím rực rỡ!. Không biết nó trỗ bông làm chi nhỉ?. Nhiều lần Phương Hạ hỏi chị Phương Xuân, chị ậm ự: “Thì em hỏi cây xấu hổ thử?”. Và rồi Phương Hạ tìm thấy câu trả lời.
Ngày xưa cây xấu hổ cũng “bảnh cây” lắm. Ngày một lớn, “anh” xấu hổ quên bẵng “tính trung thực” vốn có, y như câu “Nhân chi sơ tính bản thiện” mà ông ngoại Phương Hạ sinh thời thường nói với ông bạn hàng xóm khi hai ông ngồi lại với nhau cùng nhâm nhi ly trà chén rượu... Xấu hổ sống cuộc sống lọc lừa và dối trá, hễ cái gì điều gì có lợi cho bản thân, gia đình, họ nhà “mình” không ngần ngại dùng mọi mưu mẹo “dối trá” để chiếm hữu. Trên người “anh” lần lần sinh ra gai sắc nhọn, chỉ còn bông hoa có màu sắc đẹp. Bông hoa theo xấu hổ kể là chút gì đó còn lại để gắng gượng sống với “đời!”.
Quanh bên xấu hổ nào mai nào cúc... phơi phới với gió Xuân, nắng Hạ, được mọi người chăm chút vun trồng, khi ra hoa được chưng diện nơi sang trọng, uy nghi hay chí ít cũng đặt để nơi thoáng đãng làm tăng thêm vẻ đẹp của cuộc đời đáng yêu biết chừng nào!.
Xấu hổ sống lặng lẽ, thui thủi... Làm sao bây giờ?.
Đêm hồi hôm Phương Hạ kể chuyện cây xấu hổ cho Fi, Mười Bảy và nhiều “người” khác cùng nghe.
Nghe xong Mười Bảy không nói gì. Fi làm thinh. Nhân vật Xm lên tiếng:
“Cô Mười Bảy, chú Fi ơi bó tay thôi. Trừ cô văn sĩ Phương Hạ...”.
Phương Hạ gật mình:
“Cháu nói sao?”.
“Dạ! Cháu nói nếu ai cũng như cô sẵn lòng yêu thương mọi người, chỉ có tình yêu thương chân thật, thật sự là chiếc máy đo tính trung thực tốt nhất”.
Fi nói chen vào:
“Máy móc chỉ hỗ trợ thôi!.”
Mười Bảy khẳng định:
“Dù em có giúp chị chế tạo ra cái thiết bị đo tính trung thực thật hiện đại mà người xử dụng nó thiếu trung thực sẽ là một hiểm họa. Bởi khi ấy sinh động vật sẽ "ngây ngô" tin một cách mù quán mê muội vào “sự thật” của cái máy vô tri vô giác đó qua bàn tay khối óc của kẻ "cơ hội”, kẻ “vô lương tâm”, "vô cảm"... đang tâm “phù phép”... “Sai một ly đi một dặm” ông cha ta đã răn dạy rồi!. “Hãy kết nối tình yêu thương lại với nhau...” Phương Hạ nghe rõ mồn một, lời tâm huyết của bao thế hệ trước muốn gởi gắm lại cho thế hệ sau: “Mọi sự xây dựng trên nền móng thiếu trung thực chóng chầy đều không tốt lành.”
Anh chồng Phương Hạ nãy giờ bắc ghế ngồi đàng sau Phương Hạ. Anh chồng nhẹ nhàng quàng tay ôm vợ. Phương Hạ chỉ hơi gật mình một chút vì biết anh chồng đang ở bên mình. Bạn biết tại sao không?.
Phương Hạ gõ câu: “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.” vào truyện ngắn đang viết. Xong quay lại trìu mến nhìn chồng:
"Em yêu anh!".
Căn phòng của vợ chồng Phương Hạ tràn đầy hạnh phúc.
Hòa Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét