Bầu trời mùa đông đeo chì trông thấp và u tối. Bây giờ mới nửa chiều mà như chạng vạng. Lão Nông rải xong nắm thóc cuối cùng xuống ruộng bước lên bờ lấy tay quệt quệt mồ hôi lấm tấm trên trán nhìn tôi cười cười...
Lối cười của lão Nông khó tả cho chính xác, ngó bộ dạng và khuôn mặt với lối cười tôi đoán bụng dạ lão đang không vừa ý điều gì đó.
Tôi hỏi:
"Ngâm giống rộc To chưa?"
Lão Nông:
"Ở đây chưa xong mà to nhỏ chi!"
Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Mấy ngày qua nghe nói do ảnh hưởng không khí lạnh với lại đông chí rồi nên kèm theo mưa là lạnh. Cái lạnh ở nhà một ở đồng ruộng mười. Lạnh phần nước dưới chân phần gió thông thốc đã thế ăn bận mỏng manh nữa nên càng lạnh...
Nông dân như lão Nông gần cả đời lăn lộn với thửa ruộng mảnh vườn bù lu bù loa như thế mà suy đi tính lại mới đắp đổi qua ngày.
Hồi đứa con thi đỗ đại học ở SàiGòn chòm xóm mừng lão cũng mừng lắm nhưng nói tưng tửng "Con thi không đậu thì con chết mà con thi đậu thì chết cha!" ý nói khó khăn trong việc đài đương cơm áo gạo tiền cho con ăn học xa nhà.
Lão Nông vừa thu dọn rửa ráy từng cái cuốc, cái trang, cái mủng cho sạch bùn vừa nói
chuyện.
"Anh thấy đó làm ruộng chừ so với hồi tập thể thì khoẻ nhiều rồi nhưng..."
Tôi biết lão Nông nói điều gì bởi tới bây giờ bao vất vả vẫn còn đeo miết theo các công đoạn từ làm đất gieo sạ đến thu hoạch. Tỷ như cánh đồng Vuông nầy thuộc diện trũng nên khi gieo sạ gặp không ít khó khăn nhất là khâu tiêu nước. Phải chi bà con cùng chia sẻ với nhau trong việc tháo cạn nước từ ruộng cao xuống ruộng thấp đàng này...
Lão Nông chỉ đám ruộng nói:
"Sạ càn hạt thóc xuống ruộng nước lai láng như ri lúa mọc thất bát lắm!"
Nghe lão Nông phân trần tôi càng yêu hơn quê mình. Nơi còn quá nhiều khó khăn... Khi kinh tế mà khó thì đừng nói phải trái... Ai không biết làm điều trọng nghĩa khinh tài, ai không biết... ai không biết... nghẹt nỗi lực bất tòng tâm.
Lão Nông không phải tay vừa nhưng... "thế thời phải thế". Từng là cháu nội của một trong ít nhà có tiếng giàu có ở đất này ruộng đất bề bề cái thóc lúa cái hoa màu cái mía đường, trâu nuôi mấy cặp, ông che nấu đướng mấy chòi..., trong nhà có người làm quanh năm suốt tháng hết công chuyện này sang công chuyện khác không ngơi tay, mọi khâu trong sản xuất lưu thông nông sản khép kín.
Nhưng...
Ở đời có hàng ngàn chữ nhưng có điều chữ nhưng tôi đề cập nó không liên quan đến chữ với nghĩa mà dính tới số phận nhiều con người...
Lão Nông lui cui mở cửa ngôi nhà ba gian xây gạch theo kiểu nhà cổ. Kiểu nhà hồi trước 1965 ở đây khá phổ biến giờ là hiếm rồi. Lão Nông bật đèn cái tiếp thước hai sáng trưng.
"Ông đợi tôi chút!"
Tôi nhìn quanh... Ngôi nhà thiếu bóng dáng đàn bà có vẻ vắng lạnh!. Tôi nghĩ bụng như vậy. Lão Nông biệt danh sau 75 do làm nông cừ bà con chòm xóm đặt chứ tên khai sinh Nguyễn Nghĩa. Là con nhà khá giả nên xưa nay có nếp sống chỉn chu. Hòa bình về quê cưới vợ. Vợ cũng là thư sinh áo trắng hẵn hoi có điều dính cháu nội ông hương Sam giàu có nhứt làng. Hồi đó giàu là có "tội" nên "nồi méo úp dung méo". Đám cưới Nghĩa như đám hát người ta coi đông nghịt...
Số là xưa có hiềm chi không rõ mà cha của vợ Nghĩa không chịu gã.
Ông nói "Muốn cưới con Đào phải rước bằng xe ba, bốn bánh!". Ngày ấy tìm cho đủ mươi chiếc xe đạp đã khó huống chi xe hơi xe điện. Nghĩa không bó tay nghĩ mãi cũng ra...
Anh xuống phố Hội hỏi đội xe xích lô một thời ở đây mới biết chẳng còn như xưa. Xe bỏ lăn bỏ lóc không còn xử dụng nữa. Anh bèn mượn được chục chiếc bỏ lên xe bò kéo về nhà hì hục sửa sang lại. Thế mới biết khi trai gái đã yêu thương "mấy sông mấy suối cũng lội cũng trèo" là chính xác!.
Tới ngày rước dâu... Đàn ông đạp xe xích lô chở đàn bà, dành một chiếc xịn nhứt trang hoàng bông, lá... chú rể Nguyễn Nghĩa lái xe còn cô dâu chễm chệ ngồi trước tay ôm bó hoa ngũ sắc toàn là cây nhà lá vườn rất tươi tắn.
Ông gia của lão Nông sau này khi có chén rượu hay nói "Tui thương thằng Nghĩa chứ bộ!". Điều này không ngoa dạo đứa cháu ngoại trai đầu mới vừa sinh xong ông sai con gái út xách xe chở ông đến ngay bệnh viện tỏ rõ niềm vui lắm lắm...
Lão Nông thay áo quần chỉnh tề xong nói "Ông và tôi lâu mới gặp nhau chừ không cơm nước cho mệt đi ra quán bê nhỏ Bảy mần xị rượu?".
Nông thôn giờ khác nhiều. Nhà có khách là bà con hoặc bạn bè thường dẫn ra quán. Quán nhỏ Bảy chuyên bê thui lấy từ Cầu Mống ngon nên chỡ mô cũng đông khách.
Ngồi lai rai hai xị rượu gạo lão Nông ngà ngà say, rượu vào lời ra kể tất tật chuyện làng chuyện xóm...
Lão Nông gật gù. "Ông biết đó nông thôn không rõ đến bao giờ mới ra khỏi cái lẩn quẩn được mùa rớt giá. Mà thôi ra sao thì ra cả làng cả xã chứ đâu mỗi mình đâu!". Dứt lời lão Nông bưng ly rượu lên vừa mời tôi vừa trót một trăm phần trăm gọn ơ.
Ngày ấy vô tập thể cái roẹt. Mọi thứ quy ra tiền, con trâu, cái cày cái bừa, con bò, bình phun thuốc sâu, máy móc nhỏ lớn trở thành cổ phần...
Ruộng cao ruộng thấp biền xa đồng gần nhứt đẳng điền, nhị đẳng điền... là của chung mọi người.
Đi làm theo tổ theo nhóm có đội trưởng, đội phó, thư ký hẳn hoi. Làm xong bình công chấm điểm từng người có hôm mắc mứu cả tổ ngồi bình ngồi chấm ở nhà đội tới khuya lơ mới ngả ngũ...
Công cán tất cả trả bằng thóc. Thợ nề thợ mộc, làm gạch, làm tằm, cày bừa đất cấy sạ lúa gieo tỉa hoa màu... Nuôi trâu nuôi lợn... Lao động gián tiếp trực tiếp đều nhận thóc mỗi ngày công tùy vụ thóc lúa được thua mà tính.
Một thời hợp tác có cỡ trong huyện. Mỗi ngày công ăn chia hơn ba ký. Cánh ngành nghề, nhà đông lao động lại biết tính toán làm những công việc như gánh đất thước, làm thủy lợi... nhận khoán hời sẽ bợ trãnh.
Còn nhà thiếu lao động, đàn bà con gái chủ yếu làm những việc cấy hái nhổ dặm thời không bao lăm điểm.
Lão Nông ngừng kể. Lạ thiệt tôi cứ tưởng lão Nông say xỉn nhưng không ngó bộ dạng biết tửu lượng cao nếu không chỉ có nước mềm như con bún chớ làm răng nói năng chuẩn như rứa!.
Lão Nông cười cười hình như đoán mò ra những gì tôi nghĩ... rồi nói "Bà nhà tui vô Sài Gòn với vợ chồng thằng Hai nửa năm rồi. Cả ba đứa cháu nội mới điện về nói ông nội bớt ruộng lại để bà nội ở luôn trỏng!".
Tới thời khoán 100, khoán 10 (*) nhà tôi đã ở Sài Gòn. Giờ nghe lão Nông nhắc chuyện mần ăn tập thể tôi hình dung rõ bao vất vả...
Nay mọi sự khá hơn nhưng còn lâu mới ra cái lẩn quẩn mà lão Nông nói.
Ba mối quan hệ nông thôn nông nghiệp nông dân được bàn được hoạch định từ bao lâu nay chưa khả dĩ...
Tính tiểu nông lấp ló lại!./.
HV
........
(*): Khoán 100, khoán 10:
Qua tổng kết thực tiễn ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100.
"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân. Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.
Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:
Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.
Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động.
Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước.
Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.
Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) xác nhận và thường gọi là khoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của các hợp tác xã nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm nǎng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.
Đăng 1 week ago bởi HÒA VĂN
Nhãn: Truyện ngắn
Bầu trời mùa đông đeo chì trông thấp và u tối. Bây giờ mới nửa chiều mà như chạng vạng. Lão Nông rải xong nắm thóc cuối cùng xuống ruộng bước lên bờ lấy tay quệt quệt mồ hôi lấm tấm trên trán nhìn tôi cười cười...
Lối cười của lão Nông khó tả cho chính xác, ngó bộ dạng và khuôn mặt với lối cười tôi đoán bụng dạ lão đang không vừa ý điều gì đó.
Tôi hỏi:
"Ngâm giống rộc To chưa?"
Lão Nông:
"Ở đây chưa xong mà to nhỏ chi!"
Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Mấy ngày qua nghe nói do ảnh hưởng không khí lạnh với lại đông chí rồi nên kèm theo mưa là lạnh. Cái lạnh ở nhà một ở đồng ruộng mười. Lạnh phần nước dưới chân phần gió thông thốc đã thế ăn bận mỏng manh nữa nên càng lạnh...
Nông dân như lão Nông gần cả đời lăn lộn với thửa ruộng mảnh vườn bù lu bù loa như thế mà suy đi tính lại mới đắp đổi qua ngày.
Hồi đứa con thi đỗ đại học ở SàiGòn chòm xóm mừng lão cũng mừng lắm nhưng nói tưng tửng "Con thi không đậu thì con chết mà con thi đậu thì chết cha!" ý nói khó khăn trong việc đài đương cơm áo gạo tiền cho con ăn học xa nhà.
Lão Nông vừa thu dọn rửa ráy từng cái cuốc, cái trang, cái mủng cho sạch bùn vừa nói chuyện.
"Anh thấy đó làm ruộng chừ so với hồi tập thể thì khoẻ nhiều rồi nhưng..."
Tôi biết lão Nông nói điều gì bởi tới bây giờ bao vất vả vẫn còn đeo miết theo các công đoạn từ làm đất gieo sạ đến thu hoạch. Tỷ như cánh đồng Vuông nầy thuộc diện trũng nên khi gieo sạ gặp không ít khó khăn nhất là khâu tiêu nước. Phải chi bà con cùng chia sẻ với nhau trong việc tháo cạn nước từ ruộng cao xuống ruộng thấp đàng này...
Lão Nông chỉ đám ruộng nói:
"Sạ càn hạt thóc xuống ruộng nước lai láng như ri lúa mọc thất bát lắm!"
Nghe lão Nông phân trần tôi càng yêu hơn quê mình. Nơi còn quá nhiều khó khăn... Khi kinh tế mà khó thì đừng nói phải trái... Ai không biết làm điều trọng nghĩa khinh tài, ai không biết... ai không biết... nghẹt nỗi lực bất tòng tâm.
Lão Nông không phải tay vừa nhưng... "thế thời phải thế". Từng là cháu nội của một trong ít nhà có tiếng giàu có ở đất này ruộng đất bề bề cái thóc lúa cái hoa màu cái mía đường, trâu nuôi mấy cặp, ông che nấu đướng mấy chòi..., trong nhà có người làm quanh năm suốt tháng hết công chuyện này sang công chuyện khác không ngơi tay, mọi khâu trong sản xuất lưu thông nông sản khép kín.
Nhưng...
Ở đời có hàng ngàn chữ nhưng có điều chữ nhưng tôi đề cập nó không liên quan đến chữ với nghĩa mà dính tới số phận nhiều con người...
Lão Nông lui cui mở cửa ngôi nhà ba gian xây gạch theo kiểu nhà cổ. Kiểu nhà hồi trước 1965 ở đây khá phổ biến giờ là hiếm rồi. Lão Nông bật đèn cái tiếp thước hai sáng trưng.
"Ông đợi tôi chút!"
Tôi nhìn quanh... Ngôi nhà thiếu bóng dáng đàn bà có vẻ vắng lạnh!. Tôi nghĩ bụng như vậy. Lão Nông biệt danh sau 75 do làm nông cừ bà con chòm xóm đặt chứ tên khai sinh Nguyễn Nghĩa. Là con nhà khá giả nên xưa nay có nếp sống chỉn chu. Hòa bình về quê cưới vợ. Vợ cũng là thư sinh áo trắng hẵn hoi có điều dính cháu nội ông hương Sam giàu có nhứt làng. Hồi đó giàu là có "tội" nên "nồi méo úp dung méo". Đám cưới Nghĩa như đám hát người ta coi đông nghịt...
Số là xưa có hiềm chi không rõ mà cha của vợ Nghĩa không chịu gã.
Ông nói "Muốn cưới con Đào phải rước bằng xe ba, bốn bánh!". Ngày ấy tìm cho đủ mươi chiếc xe đạp đã khó huống chi xe hơi xe điện. Nghĩa không bó tay nghĩ mãi cũng ra...
Anh xuống phố Hội hỏi đội xe xích lô một thời ở đây mới biết chẳng còn như xưa. Xe bỏ lăn bỏ lóc không còn xử dụng nữa. Anh bèn mượn được chục chiếc bỏ lên xe bò kéo về nhà hì hục sửa sang lại. Thế mới biết khi trai gái đã yêu thương "mấy sông mấy suối cũng lội cũng trèo" là chính xác!.
Tới ngày rước dâu... Đàn ông đạp xe xích lô chở đàn bà, dành một chiếc xịn nhứt trang hoàng bông, lá... chú rể Nguyễn Nghĩa lái xe còn cô dâu chễm chệ ngồi trước tay ôm bó hoa ngũ sắc toàn là cây nhà lá vườn rất tươi tắn.
Ông gia của lão Nông sau này khi có chén rượu hay nói "Tui thương thằng Nghĩa chứ bộ!". Điều này không ngoa dạo đứa cháu ngoại trai đầu mới vừa sinh xong ông sai con gái út xách xe chở ông đến ngay bệnh viện tỏ rõ niềm vui lắm lắm...
Lão Nông thay áo quần chỉnh tề xong nói "Ông và tôi lâu mới gặp nhau chừ không cơm nước cho mệt đi ra quán bê nhỏ Bảy mần xị rượu?".
Nông thôn giờ khác nhiều. Nhà có khách là bà con hoặc bạn bè thường dẫn ra quán. Quán nhỏ Bảy chuyên bê thui lấy từ Cầu Mống ngon nên chỡ mô cũng đông khách.
Ngồi lai rai hai xị rượu gạo lão Nông ngà ngà say, rượu vào lời ra kể tất tật chuyện làng chuyện xóm...
Lão Nông gật gù. "Ông biết đó nông thôn không rõ đến bao giờ mới ra khỏi cái lẩn quẩn được mùa rớt giá. Mà thôi ra sao thì ra cả làng cả xã chứ đâu mỗi mình đâu!". Dứt lời lão Nông bưng ly rượu lên vừa mời tôi vừa trót một trăm phần trăm gọn ơ.
Ngày ấy vô tập thể cái roẹt. Mọi thứ quy ra tiền, con trâu, cái cày cái bừa, con bò, bình phun thuốc sâu, máy móc nhỏ lớn trở thành cổ phần...
Ruộng cao ruộng thấp biền xa đồng gần nhứt đẳng điền, nhị đẳng điền... là của chung mọi người.
Đi làm theo tổ theo nhóm có đội trưởng, đội phó, thư ký hẳn hoi. Làm xong bình công chấm điểm từng người có hôm mắc mứu cả tổ ngồi bình ngồi chấm ở nhà đội tới khuya lơ mới ngả ngũ...
Công cán tất cả trả bằng thóc. Thợ nề thợ mộc, làm gạch, làm tằm, cày bừa đất cấy sạ lúa gieo tỉa hoa màu... Nuôi trâu nuôi lợn... Lao động gián tiếp trực tiếp đều nhận thóc mỗi ngày công tùy vụ thóc lúa được thua mà tính.
Một thời hợp tác có cỡ trong huyện. Mỗi ngày công ăn chia hơn ba ký. Cánh ngành nghề, nhà đông lao động lại biết tính toán làm những công việc như gánh đất thước, làm thủy lợi... nhận khoán hời sẽ bợ trãnh.
Còn nhà thiếu lao động, đàn bà con gái chủ yếu làm những việc cấy hái nhổ dặm thời không bao lăm điểm.
Lão Nông ngừng kể. Lạ thiệt tôi cứ tưởng lão Nông say xỉn nhưng không ngó bộ dạng biết tửu lượng cao nếu không chỉ có nước mềm như con bún chớ làm răng nói năng chuẩn như rứa!.
Lão Nông cười cười hình như đoán mò ra những gì tôi nghĩ... rồi nói "Bà nhà tui vô Sài Gòn với vợ chồng thằng Hai nửa năm rồi. Cả ba đứa cháu nội mới điện về nói ông nội bớt ruộng lại để bà nội ở luôn trỏng!".
Tới thời khoán 100, khoán 10 (*) nhà tôi đã ở Sài Gòn. Giờ nghe lão Nông nhắc chuyện mần ăn tập thể tôi hình dung rõ bao vất vả...
Nay mọi sự khá hơn nhưng còn lâu mới ra cái lẩn quẩn mà lão Nông nói.
Ba mối quan hệ nông thôn nông nghiệp nông dân được bàn được hoạch định từ bao lâu nay chưa khả dĩ...
Tính tiểu nông lấp ló lại!./.
HV
........
(*): Khoán 100, khoán 10:
Qua tổng kết thực tiễn ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt là khoán 100.
"Khoán chui", một mặt, phản ánh sự bắt đầu đổ vỡ khó tránh khỏi của mô hình tập thể hoá triệt để ruộng đất, sức lao động và tư liệu sản xuất khác của nông dân; mặt khác, phản ánh tính tất yếu kinh tế - khôi phục lại chức nǎng kinh tế hộ nông dân. Khoán 100 bước đầu đáp ứng được yêu cầu khách quan này.
Nội dung cơ bản của khoán 100 thể hiện trên mấy điểm:
Mục đích: phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nǎng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.
Nguyên tắc: quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động.
Phạm vi: áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi.
Khoán 100 đã đưa lại tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước.
Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất.
Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn và sau đó được Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) xác nhận và thường gọi là khoán 10. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VI) tháng 3-1989 và Đại hôi đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất hàng hoá. Đổi mới hình thức và nội dung hoạt động của các hợp tác xã nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm nǎng kinh tế hộ nông dân và nông nghiệp, từng bước chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét