Ngày xưa kinh nghiệm sống chung với
lụt, bão được áp dụng khá hữu ích ở hầu hết các khu dân cư thường hay có lụt
bão như Quảng Nam-Đà Nẵng.
Thứ nhất nền nhà phải cao. Mức độ cao bao nhiêu tuỳ con đất kết hợp với lấy mốc một cơn lụt to nhất ở từng địa bàn từ đó sẽ đắp đất lên quá mức lụt cũ trên ba, bốn tấc. Do vậy đa phần nhà của nơi thấp trũng cao nghệu so với mặt đất bình thường. Để việc đi lại từ nhà ra ngõ thuận lợi thường thường nhiều nhà được đắp thêm sân thượng sân hạ, từ sân thượng lên nhà còn có tam cấp, ngủ cấp, cửu cấp (Mỗi cấp cách nhau khoảng 2 tấc). Phòng chống bão là một trong các tiêu chí được chú trọng khi thiết kế xây nhà.
Thứ nhất nền nhà phải cao. Mức độ cao bao nhiêu tuỳ con đất kết hợp với lấy mốc một cơn lụt to nhất ở từng địa bàn từ đó sẽ đắp đất lên quá mức lụt cũ trên ba, bốn tấc. Do vậy đa phần nhà của nơi thấp trũng cao nghệu so với mặt đất bình thường. Để việc đi lại từ nhà ra ngõ thuận lợi thường thường nhiều nhà được đắp thêm sân thượng sân hạ, từ sân thượng lên nhà còn có tam cấp, ngủ cấp, cửu cấp (Mỗi cấp cách nhau khoảng 2 tấc). Phòng chống bão là một trong các tiêu chí được chú trọng khi thiết kế xây nhà.
Nhà tranh tre theo kiểu hai mái
hai chái dục, kèo đôi, tranh lợp mè gợp ken dày, cột là gốc tre chôn sâu cả
thước nện chặt đất. Nhà thâm thấp vách đất hoặc dừng phên kín mít...
Nhà ngói tuy ko có vật liệu như bây giờ chỉ vôi với nhựa trái bời lời xây gạch hai mươi (phân) bờ tường dày trục nên có độ vững chãi cao. Nhà xây thấp mái ngói âm dương theo kiểu hai mái hai chái có tác dụng phòng bão khá tốt. Kiểu nhà như thế giờ còn lại ko nhiều được gọi là nhà cổ (Xem ảnh minh hoạ). Ngoài nhà ở nơi chăn nuôi gia súc gia cầm cũng được làm chu đáo đảm bão tránh được lụt và bão. Về sau khi xây các cơ ngơi đẹp hơn vật liệu tốt hơn nhưng người ta hay “quên” những kinh nghiệm mà trải qua nhiều thế hệ sống chung với lụt bão ông cha ta mới tích luỹ được!. Khiến cho cứ lụt và bão thì ko nhiều thì ít nhất định có thiệt hại nghìn nghìn tỷ đồng (VN)...
Bão Nari (bão số 11) năm 2013 là một cây bão có thời gian kỷ lục trước nay kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, với gió cấp 10, cấp 12.... Gò Nổi có hàng trăm... ngôi nhà bị tốc mái trong đó rất nhiều nhà tốc mái 100%.
Nhiều cây xanh, cây ăn quả trong vườn nhà gãy đổ,
cảnh quan sau bão thật “xơ xác!”.
Bão đi qua để lại nhiều điều cần
suy nghĩ.
Đi đôi với nỗ lực khắc phục
nhanh nhất hậu quả thiệt hại do bão gây ra, trong điều kiện hiện nay làm sao Quảng
Nam-Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam nghĩ cách “sống chung với Mưa... Lũ...
Bão..." về lâu về dài...
Hòa Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét