Tại nhà, Sylvia không còn việc gì để làm ngoài việc mở toang những cánh cửa sổ. Và nghĩ đến – với sự háo hức khó mường tượng mà không khỏi gây ngạc nhiên – là chốc nữa đây cô sẽ được gặp Carla.
Tất cả những vật dụng cá nhân mang hơi hám bệnh
tật đã được dời đi hết. Căn phòng chung của Sylvia và chồng, cũng là nơi hấp
hối của anh, đã được dọn dẹp ngăn nắp hệt như chưa từng xảy ra chuyện gì. Carla
đã giúp quét dọn trong những ngày hỗn loạn giữa chuyện hỏa táng và chuyến đi Hy
Lạp.
Mỗi một bộ đồ Leon đã mặc hoặc chưa từng thử qua, cùng với những món quà
chưa tháo hộp do các cô em gái tặng, đã được chất đầy ghế xe sau để giao cho
tiệm bán đồ cũ. Những viên thuốc, bộ dao cạo râu, những lon thuốc bổ trợ lực
chưa mở nắp – thứ nước đã từng giúp kéo dài sự sống anh cho đến bây giờ – những
thùng bánh mè mà anh ăn những lần cả tá, những chai lotion còn nguyên mà anh
thường dùng để xoa bóp lưng, tấm da cừu anh đã nằm bên trên – tất cả mọi thứ đó
đã được gom vào bao ni lon và vứt bỏ như rác, và Carla không thắc mắc gì cả. Cô
không bao giờ lên tiếng, “Có lẽ người nào đó cũng có thể dùng được những thứ
này,” hoặc thốt lên rằng những lon nước đó còn nguyên chưa mở nắp. Khi Sylvia
nói, “Tôi ước gì mình đã không quyên những bộ quần áo. Tôi muốn đốt toàn bộ
trong lò thiêu hủy rác.” Carla không lộ vẻ ngạc nhiên.
Họ làm sạch lò nướng, lau chùi kệ dựng chén dĩa, chùi bóng tường nhà và cửa sổ. Một ngày kia Sylvia ngồi tại phòng khách đọc những lá thư phân ưu cô đã nhận. (Không có những chồng giấy má hay sách vở cần phải soạn dẹp và không có những bài viết chưa hoàn tất hay bản thảo nghệch ngoạc dở dang – thói quen mà mọi người bắt gặp từ những người viết lách. Anh đã nói với cô từ những tháng trước là anh đã ném bỏ hết tất cả không hối tiếc.)
Những khung cửa sổ to tướng dựng nên vách tường nghiêng hướng nam của căn nhà. Sylvia ngước lên và bị choáng ngợp bởi ánh dương ẩm hơi nước vừa ló dạng – hoặc cũng có thể cô bất ngờ bởi hình ảnh của Carla, chân trần, tay trần, trên chóp thang, khuôn mặt viền vòng những lọn tóc màu hoa bồ công anh còn quá ngắn để tết thành bím. Cô đang cật lực chùi cọ tấm kính. Khi cô trông thấy Sylvia đang nhìn mình, cô dang rộng hai đôi tay thể như đang bị xiên nơi đó, pha trò nheo mặt bắt chước những con đầu hổ phù gắn đầu mái nhà. Rồi cả hai cùng cười phá lên. Sylvia cảm nhận tiếng cười róc rách chảy khắp thân châu cô như một giòng suối nghịch ngợm. Cô trở lại chăm chú những lá thư và Carla tiếp tục công việc lau chùi. Cô quyết ý là những dòng chữ này – dù chân thành hay chiếu lệ, tôn kính và thương tiếc – phải nên đi theo số phận của tấm da cừu và những hộp bánh mè.
Khi cô nghe tiếng Carla kéo chiếc thang xuống, nghe tiếng giày trên sàn gỗ, bỗng nhiên cô trở nên bẽn lẽn. Cô ngồi y một chỗ, đầu cúi gập khi Carla bước vào phòng và đi ngang nhà bếp để bỏ cái xô và tấm khăn chùi vào bồn rửa chén. Carla không ngừng tay, cô nhanh nhẹn như con chim, nhưng cô cũng còn đủ thời gian để cúi đặt một nụ hôn lên Sylvia đang nghiêng nghiêng đầu. Rồi cô khe khẽ huýt sáo.
Nụ hôn cứ luẩn quẩn trong tâm trí của Sylvia từ lúc ấy. Nó chẳng mang một thông điệp đặc biệt nào cả. Một nụ hôn cổ vũ khuyến khích hoặc để báo việc gần sắp xong. Nó mang ý nghĩa họ là hai người bạn thân vừa sánh vai trải qua nhiều nỗi muộn phiền. Hoặc có thể đó là cử chỉ đón nhận mặt trời vừa ló dạng. Hay ngay lúc đó, Carla đang muốn trở về nhà bên cạnh những con ngựa của cô. Tuy thế, Sylvia lại nghĩ đến nụ hôn như một đóa hoa rực rỡ đang rộ nở, những cánh hoa muốt xoải dài trong lòng cô hơi ấm xôn xao, như một ánh lóe mãn kinh.
Thỉnh thoảng trong lớp thực vật học có đứa học nữ trò xuất sắc, sự thông minh và nhiệt quyết và tính tự cao tự đại vụng về, và ngay cả lòng đam mê thế giới thiên nhiên của nó, làm cho cô nghĩ đến hình ảnh mình lúc trẻ. Những đứa như vậy hay bu quanh cô một cách sùng bái, mong mõi một thứ tình nào đó chúng không tài nào, trong nhiều trường hợp, tưởng tượng ra nổi, và chúng khiến cô bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Carla không giống bất cứ ai trong số họ. Nếu cô có hao hao trông như một người nào đó trong quãng đời của Sylvia thì có lẽ là cô giống những cô gái Sylvia quen biết thời trung học. Họ là những cô gái sáng dạ nhưng không bao giờ quá sáng chói, những vận động viên ung dung nhưng không sỡ hữu tinh thần tích cực cạnh tranh quá mức, sôi động nhưng không ồn ào. Lạc quan một cách rất tự nhiên.
“Để xem, chị đã ở đâu kìa, trong khu làng nhỏ bé này, trong khu làng nhỏ bé này với hai người bạn già, ừ, thỉnh thoảng chiếc xe bus chở du khách hay ngừng nghỉ ở nơi đó, hệt như đang bị lạc đường, rồi hành khách bước xuống xe và nhìn qua nhìn lại một cách hết sức hoang mang khi họ nhận ra nơi đây chẳng là đâu cả. Không có gì để mua sắm.”
Sylvia đang nói đến Hy Lạp. Carla ngồi cách cô vài bước. Cô gái đô con, có phần hơi e dè nhưng chói rực, cũng đã ngồi xuống đó, trong căn phòng tràn ngập ý nghĩ về cô. Cô cười uể oải và gật đầu chậm rãi.
“Và thoạt đầu,” Sylvia nói, “chị cũng bị hoang mang. Trời quá nóng. Nhưng ánh sáng thật sự là rất tuyệt đẹp. Rồi chị cũng tìm ra việc gì đó để làm, và cũng chỉ có vài việc đơn giản để lấp đầy thời gian. Chị phải đi bộ nửa dặm để mua dầu và nửa dặm ngược hướng khác để mua bánh mì và rượu vào buổi sáng. Rồi chị ăn trưa dưới bóng râm của những tàn cây. Cái nóng sau buổi trưa quá sức chịu đựng nên chị chẳng có thể làm gì khác ngoài việc đóng kín những cái màn cửa sổ và nằm lên giường, đôi khi nằm đọc sách. Thoạt đầu thì đọc sách. Riết rồi chán đến độ không muốn làm cả điều đó nữa. Tại sao lại phải đọc sách? Một lúc sau chị nhận ra bóng nắng đang chảy dài và chị thức dậy đi bơi lội.”
“Ồ,” cô tự ngắt ngang chính mình, “Ô, chị đã quên bẵng mất.”
Cô đứng dậy và lấy ra gói quà cô đã mua, thật ra cô không quên như lời đã nói. Cô chỉ không muốn trao nó cho Carla ngay lúc ấy, cô muốn khoảnh khắc đến tự nhiên hơn, và trong lúc cô đang kể chuyện chuyến đi cô cũng đã nghĩ sẵn trong đầu đoạn cô nhắc về biển và bơi lội. Và nói, như bây giờ cô đang nói, “Bơi lội làm chị nhớ đến vật này bởi vì nó là một mô phỏng bé xíu, em biết không, nó là vật mô phỏng con ngựa họ tìm được dưới nước. Làm bằng đồng thiếc. Họ nạo vét nó từ dưới đáy lên, sau biết bao nhiêu năm. Nghe nói nó thuộc về thời đại trước công nguyên.
Khi Carla bước vào nhà và tìm kiếm việc khác để
làm, Sylvia nói: “Thôi, ngồi xuống đây một chút đi, chị không có ai trò chuyện
từ lúc trở về. Làm ơn nhé.” Carla ngồi xuống trên vành ghế, chân giạng, đôi tay
vùi giữa hai đầu gối, trông có vẻ bơ vơ. Như đang gắng đạt tới lối lịch sự xã
giao cô hỏi, “Chuyến đi Hy Lạp ra sao?”
Bây giờ, cô đang đứng, cô vẫn chưa bóc mở hết
hoàn toàn lớp giấy gói nhàu nát quấn chung quanh con ngựa.
“Họ nói nó tượng trưng cho một con ngựa đua,”
Sylvia nói. “đang nhảy cú nhảy vọt cuối cùng, sự gắng sức cuối cùng của cuộc
đua. Người nài ngựa, cũng thế, một thiếu niên, em có thể nhìn thấy không, cậu
ta đang thúc dục con ngựa cố vượt qua giới hạn sức mạnh của chính nó.”
Cô đã không nói là người thiếu niên khiến cho cô
nghĩ đến Carla, và ngay trong lúc này cô cũng không biết phải giải thích ra
sao. Cậu thiếu niên chỉ khoảng độ mười hay mười một tuổi. Có lẽ sức mạnh và sự
thanh nhã của cánh tay cầm cương, hay những nếp nhăn trên vầng trán trẻ thơ của
cậu, niềm say sưa và sự gắng sức thuần khiết, trông hệt như hình ảnh Carla lúc
lau chùi những cánh cửa sổ rộng lớn vào mùa xuân năm ngoái. Đôi chân rắn chắc
của cô khi mặc quần đùi, đôi vai rộng, những vệt chùi hào phóng trên mặt kính,
và cái lối cô xoải hai tay giỡn đùa, mời mọc và yêu cầu Carla phải tươi cười.
“Vâng em có thể thấy được,” Carla trả lời và tỉ mỉ xem xét bức tượng màu nâu xanh. “Cám ơn chị rất nhiều.”
“Vâng em có thể thấy được,” Carla trả lời và tỉ mỉ xem xét bức tượng màu nâu xanh. “Cám ơn chị rất nhiều.”
“Không có chi. Chúng ta uống cà phê nhé? Chị mới vừa pha xong. Cà phê ở Hy Lạp rất nồng, nồng hơn thứ chị thích, nhưng bánh mì thì ngon tuyệt. Và những quả sung chín ngon đến sững sờ. Ngồi đây một tý đi, làm ơn. Em nên ngắt lời chị khi chị cứ huyên thuyên như thế này. Ở đây thì sao? Mọi việc ra sao?”
“Trời cứ mưa liên miên suốt ngày.”
“Chị cũng thấy được điều này,” Sylvia nói vọng lên từ phòng lớn cuối nhà bếp. Trong lúc rót cà phê, cô quyết định sẽ không nhắc đến món quà khác cô đã mang về. Nó không tốn một xu (con ngựa thì đắt hơn cả số tiền cô gái có thể tưởng tượng), đó chỉ là một hòn sỏi trắng hồng mà cô đã nhặt trên đường.
“Cái này cho Carla,” cô nói với bạn cô, Maggie, lúc đó đang đi bên cạnh cô. “Tôi biết là tôi hơi ngớ ngẩn. Tôi chỉ muốn nó có được một mẩu đất của nơi này.”
Cô đã có nhắc đến Carla với Maggie, và Soraya, một người bạn khác của cô, kể cho họ nghe sự hiện diện của cô gái ngày càng trở nên quan trọng đối với cô, một sự gắn liền khó giải thích đang lớn dần lên giữa họ, và điều đó đã giúp an ủi cô trong những tháng ngày khủng khiếp của mùa xuân năm ngoái.
“Thể như trông thấy một người – một người tươi tắn và tràn đầy sức sống bước vào trong nhà.”
Maggie và Soraya cười một cách khó chịu.
“Thì lúc nào cũng là một đứa con gái,” Soraya nói, kèm theo cái duỗi biếng lười của hai cánh tay nâu nặng nề, và Maggie nói, “Rồi ai cũng sẽ chạm trán với điều đó. Mơ mộng đến một đứa con gái.”
Sylvia mơ hồ giận dữ bởi cái từ hủ lậu đó – mơ mộng.
“Có lẽ vì tôi và Leon không có con,” cô nói. “Thật ngu xuẩn. Một thứ tình mẫu tử sai lệch.”
Các bạn của cô đồng lên tiếng, đại khái là có thể điều đó thật ngu xuẩn, nhưng dẫu sao, cũng là một thứ tình.
Alice Munro
Chuyển ngữ: Lưu Diệu Vân
Nguồn tapchidamau
-------
Nhà văn Alice Munro (ảnh) sinh ngày 10-7-1931 tại Wingham, tỉnh Ontario, Canada.
Sau khi học xong trung học, bà học ngành báo chí và tiếng Anh ở Đại học Tây Ontario, nhưng bỏ ngang
khi bà lấy chồng năm 1951. Sau đó hai vợ chồng về ở tại Victoria,
tỉnh British Columbia,
và mở một tiệm sách. Những tác phẩm của bà Munro giống như những hồi ức về tuổi
thơ ở vùng nông thôn. Những phận đời của người dân nông thôn được bà khắc họa
rõ nét, làm bật lên những tính cách khác biệt và đầy cuốn hút.Alice Munro bắt đầu viết truyện ngắn từ lúc còn nhỏ, nhưng xuất bản lần đầu vào năm 1968 tập truyện Khiêu vũ với bóng hạnh phúc, gây chú ý ở Canada. Bà Munro là người phụ nữ thứ 13 được trao giải thưởng Nobel văn học kể từ lần đầu tiên được trao vào năm 1901 và cũng là người Canada đầu tiên giành giải thưởng vinh dự này.
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Stockholm vào ngày 10-12, kỷ niệm về cái chết
của người sáng lập giải thưởng Alfred Nobel vào năm 1896.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét