27/11/2013

TÌNH... MONG MANH

TRUYỆN NGẮN HÒA VĂN

Ngó lớn bổng rứa chứ tuổi còn “Ăn chưa no lo chưa tới…”. Mẹ tôi hay nói như vậy với các bà bạn hàng xóm.
Qua trưa cô bé Hạnh ở cùng khu phố đến nhà chơi. Thì cũng như mọi lần chứ có khác gì đâu?. Hoặc là cô bé mang đến cho mượn quyển truyện, hoặc tặng trái ổi vừa chín tới mới thấy đã muốn bổ ra ăn ngay cho đã… Thế mà giờ tôi lại bối rối lạ!.

19/11/2013

THẦY GIÀU NHÂN CÁCH

  Tạp văn


Thầy giáo Cần


 
Hồi đi học nhiều thầy, cô đặt vào tâm khảm tôi nhiều dấu ấn đẹp và rất đẹp!.

Học lớp vỡ lòng ở quê (làng Đông Bàn, Gò Nổi – Điện Bàn, Quảng Nam), những gì thầy bảy Dược (Lê Dược) (cho con được gọi chính danh thầy như thế nghe thầy!) dạy tôi (và các bạn cùng trang lứa, nhiều thế hệ học trò trước và sau tôi nữa) cho tới bây giờ không thể quên.


Điều thứ nhất là tình yêu thương. Tôi nhớ không nhầm ngày đầu tiên đi học dù được ông nội cõng đi và ở suốt buổi, bụng dạ tôi vẫn lo lắm. Thế mà chỉ qua mấy buổi học tôi như lớn lên mấy tuổi. Không còn sợ sệt, không còn nhút nhát, việc nầy công đầu là do thầy.

11/11/2013

Nghĩ về cơn bão Haiyan

Tạp văn

 
Ảnh bão Haiyan ở Phi

Ảnh bão Haiyan ở Phi


Các nước ở bên bờ biển Thái Bình Dương là  nơi ít nhiều đều hứng chịu sự hung dữ của bão và hầu như theo một chu kỳ có sự sắp đặt của thiên nhiên. 5, 10, 20, 30, 40 ... năm tái diễn một hay nhiều lần với bão lớn gây hoang tàn tang thương cho cả một cộng đồng dân cư (nhỏ thì xóm, làng..., lớn hơn tỉnh, thành phố...) khiến mọi người đều đau lòng xót dạ quá!.

05/11/2013

CHUYỆN TÌNH GIÀ

Truyện ngắn Hòa Văn




           

Một Facebooker post lên FB bức ảnh và ghi “Cảm phục trước cặp tình già hơn 100 tuổi!”. Ảnh chụp ông cụ ân cần dùng khăn lau mặt mũi cụ bà.
Trước đó cũng trên FB tôi bàng hoàng trước một tấm ảnh chụp hai cụ già và một con chó con đang ở trên “khu đĩ” của ngôi nhà mái lợp bằng lá dừa chìm trong cơn lũ dữ, nước lũ đang mấp mé mái nhà.

Thời buổi giờ mọi chuyện đều biết cả chỉ có bên trong “cái tâm tư” của mỗi con người là mù tịt.

“Không mù tịt thì làm sao mà sống được”. Đó là lý lẽ của Sân con ông Tư Rói.