11/11/2013

Nghĩ về cơn bão Haiyan

Tạp văn

 
Ảnh bão Haiyan ở Phi

Ảnh bão Haiyan ở Phi


Các nước ở bên bờ biển Thái Bình Dương là  nơi ít nhiều đều hứng chịu sự hung dữ của bão và hầu như theo một chu kỳ có sự sắp đặt của thiên nhiên. 5, 10, 20, 30, 40 ... năm tái diễn một hay nhiều lần với bão lớn gây hoang tàn tang thương cho cả một cộng đồng dân cư (nhỏ thì xóm, làng..., lớn hơn tỉnh, thành phố...) khiến mọi người đều đau lòng xót dạ quá!.

Cơn bão Haiyan (tháng 11/2013) vừa rồi khi đổ bộ vào Phi với tốc độ bão lớn nhất từ trước nay đang gây nên nỗi kinh hoàng không chỉ người dân nước Phi mà là “cơn địa chấn” rúng động lương tâm mọi người trên thế giới.
“Theo tờ Daily Inquirer của Philippines, sau hơn 24 giờ hoàn toàn không có thông tin liên lạc tại thành phố ven biển Tacloban, Bộ trưởng nội vụ nước này ông Mar Roxas ngày 9/11 xác nhận vẫn còn rất nhiều người có thể đã thiệt mạng.
Bão Haiyan, hay được người Philippines gọi là Yolanda, là cơn bão mạnh nhất lịch sử từng đổ bộ vào đất liền. Kênh CNN của Mỹ đã miêu tả Haiyan “mạnh gấp 3,5 lần siêu bão Katrina”, vốn gây thiệt hại nặng nề cho bang Louisiana của Mỹ năm 2005.
Thi thể những người chết vẫn nằm trên đường, được che đậy sơ sài trong khi người sống đi lại xung quanh với vẻ sững sờ trước sự tàn phá khủng khiếp.
Hầu hết những người thiệt mạng là do bị chết đuối sau khi bão làm nước biển dâng và trút xuống các làng mạc ven bờ, quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó.
Tổng thống Aquino “phải thấy những gì đã xảy ra tại Leyte”, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin, người đã bay tới thị sát Tacloban với ông Roxas hôm thứ Năm để xem xét công tác phòng chống bão nói.
Cơn siêu bão đã san phẳng 90% nhà cửa tại tỉnh Leyte và có thể phải mất một tháng nguồn điện mới được khôi phục, Bộ trưởng năng lượng Jericho Petilla nhận định. “Đây đúng là thảm họa”, ông thốt lên.
Ông cho biết người dân Leyte cũng đã làm theo cảnh báo của chính phủ là di tản và chuẩn bị cho thời tiết xấu, nhưng “cơn bão này là quá mạnh”.
Gazmin cho biết ông nhìn thấy một người phụ nữ đi lại thẫn thờ với một đứa con đã chết trên tay. Ông thấy nhiều tòa nhà bị sập, cây cối bị lật gốc, ô tô bị lật ngửa còn người dân đi lại xung quanh trong trang phục tả tơi, đường phố ngổn ngang.
 “Mọi hệ thống đều không còn hoạt động. Không điện, không nước, chẳng có thứ gì cả. Người dân đang tuyệt vọng. Họ đang cướp bóc”, Bộ trưởng Gazmin nói.
Ngay cả chính quyền địa phương cũng hầu như bị thiệt hại nặng, nhiều quan chức địa phương cũng là nạn nhân của bão.
Ông Gazmin cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ lúc này đó là trợ giúp những người còn sống. Nhu cầu thiết yếu nhất lúc này là thực phẩm và nước uống.
Quân đội nước này cũng đã thành lập một sở chỉ huy tại sân bay Tacloban, vốn cũng bị tàn phá nặng nề do nước biển dâng. Thi thể của 2 binh sẽ được tìm thấy tại sân bay trong khi 4 binh sỹ khác mất tích.
10.000 người có thể đã thiệt mạng?
Tổng thống Benigno Aquino III ngày hôm qua đã ra lệnh cho quân đội và toàn bộ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của chính phủ tới những khu vực bị ảnh hưởng, để tìm bất kỳ ai – kể cả người sống lẫn người chết, phân phát hàng cứu trợ và tái thiết hệ thống liên lạc, Bộ trưởng nội các Philippines Rene Almendras khẳng định với báo giới.
“Thật khó có thể đánh giá thiệt hại bởi chúng tôi vẫn chỉ nhận được những thông tin không đầy đủ”, ông Aquino khẳng định trong một cuộc họp báo ngày 9/11.
Cho đến nay, thông tin mới nhất và chính thức từ Hội đồng kiểm soát và giảm trừ rủi ro thảm họa Philippines xác nhận, lúc 10 giờ GMT ngày 9/11 rằng, có 138 người chết. Gần 350.000 người mất nhà cửa.
Nhưng con số thương vong do hội Chữ thập đỏ nước này ước tính lên tới hơn 1200 người. 
Trong khi đó, hãng tin AP ngày 10/11 dẫn lời cảnh sát trưởng khu vực, ông Elmer Soria cho biết đã được tỉnh trưởng tỉnh Leyte tóm tắt tình hình trong tối muộn ngày 9/11. Theo đó chỉ riêng địa phương này đã có tới khoảng 10.000 người thiệt mạng, chủ yếu vì chết đuối và do nhà sập. Con số trên được vị tỉnh trưởng đưa ra dựa trên báo cáo từ các lãnh đạo địa phương nơi bão đi qua.
Ông Tecson Lim, người đứng đầu chính quyền thành phố Tacloban, thủ phủ của tỉnh Leyte cũng cho biết, riêng tại thành phố này số người chết "có thể tới 10.000 người". Khoảng 300 - 400 thi thể đã được tìm thấy, ông Lim cho biết thêm. Một lễ mai táng tập thể dự kiến sẽ được tổ chức tại thị trấn Palo.”(Theo DTO)
Giúp người dân Phi nhanh chóng khắc phục hậu quả bão Haiyan đang được các tổ chức, cộng đồng thế giới nhanh chóng thực hiện. Điều nầy là quan trọng trong lúc nầy nhưng từ những đau thương quá lớn do thiên tai gây ra cho người Phi nay mai sẽ tới người dân nước nào nữa?.
Động đất, bão, lũ... nói chung tai hoạ thiên nhiên đã là mối lo hàng ngàn năm... chứ không phải bây giờ song chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để phòng hiệu quả (hay chí ít cũng giảm được thiệt hại trong trường hợp gặp phải).
Vấn đề không còn là của riêng một xóm làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố riêng lẻ của một quốc gia nữa rồi!.
Hy vọng vấn đề sẽ được quan tâm “toàn cầu” giống như chống các căn bệnh Aid, sốt rét, lao, ma tuý... thế giới đã và đang làm có kết quả ban đầu.
Trong tuần lễ qua miền Trung Việt Nam (VN) trong tâm trạng nơm nớp lo âu “đón” cơn bão Haiyan sau khi tàn phá nước Phi vượt biển Đông đi vào đất liền với nhiều tình huấn phức tạp.
Có lẽ đây là cơn bão sẽ được ghi vào “lịch sử thiên tai’ nước Việt với sự “may mắn” hiếm thấy!.
Nếu... Nếu đúng y dự báo cấp bão “siêu cấp” 14,15 – giật cấp 16, 17 (hết cấp) như thế miền Trung VN còn gì?.
Dĩ nhiên trước tình hình bão Haiyan cả nước đã dành cho miền Trung mọi sự hỗ trợ... Mọi cấp mọi ngành và chính người dân miền Trung “kiên cường” làm mọi việc trong điều kiện có thể để chèn chống nhà cửa, rong chặt cây xanh quanh vườn nhà, ven đường ngõ xóm.
Trong ngày 09/11/2013 ở Quảng Nam (QN) người dân ở đâu cũng như chuẩn bị đón “tết” tất cả hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm: mì tôm, cá, thịt, rau..., vật liệu xây dựng: tôn, dây thép, đây cáp...) đã cạn hàng. (Chỉ mối một quán tạp hoá trung bình ở Gò Nổi lần đầu tiên bán trên 500 thùng mì tôm các loại trong một ngày – GN có nhiều quầy quán như vậy).
Đến tối lại hàng trăm hộ với hàng ngàn khẩu ở Gò Nổi – Điện Bàn, QN tạm thời đến các nhà có đổ sàn gác bê tông để tránh bão. Có một hộ tức tốc bay vào Sài Gòn. (Nghe nói QN có nhiều hộ cũng làm vậy, có hộ chọn cách đến khách sạn để tránh bão). Ở  Gò Nổi có một người gìa tự đào một cái hầm theo bà nói là để tránh bão... Mọi người đặt sự an toàn của tính mạng con người lên trên tất cả “Còn người còn của mà!”. 
Rất may bão đổi hướng không vào QN-ĐN.
Mọi vất vả mệt mỏi trong mấy ngày phòng bão được vơi đi ít nhiều nhưng bảo “thở phào nhẹ nhỏm” thi chưa! Ai ai cũng tỏ vẻ mừng khi thoát cơn hiểm hoạ tuy vậy trên nét mặt vui mừng ấy còn đó nỗi lo...
11 giờ 40 ngày 11/11/2013: Mạng di động Viettell nhắn tin dự báo trên ĐTDĐ: 2 giờ ngày 11/11/2013 Bão Haiyan đổ bộ vào vào Hải Phòng, Quảng Ninh.
Cuối cùng tâm bão Haiyan là Quảng Ninh
Sau nhiều dự báo bão sẽ vào... nhưng cuối cùng bất ngờ Haiyan đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh (VN).
“Từ 21 giờ ngày 10/11/2013 đến 3 giờ sáng 11/11 bão đã gây gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 ở Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long; gió cấp 7 giật cấp 8 ở Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Quảng Yên; các địa phương khác trong tỉnh gió cấp 6, giật cấp 7; Lượng mưa phổ biến dưới 50 mm, một số nơi dưới 100 mm.
Cột ăng ten phát thanh truyền hình tại Uông Bí (52 m) bị gãy đổ; đổ 5 nhà cấp 4; tốc mái 56 nhà cấp 4 và nhà tạm; 1 nhà bè tại Hạ Long bị sóng đánh chìm… hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã mất điện.
Ước thiệt hại do bão Haiyan gây ra tại Quảng Ninh (VN) khoảng 50 tỷ đồng VN.”. (Báo Quảng Ninh).
Phi và Việt đang khắc phục hậu quả bão Haiyan thì một áp thấp nhiệt đới mới hiện đang hình thành dự báo trong vài ngày tới áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão mới đi vào biển Đông!.
Và...
Hòa Văn
( Sau bão Haiyan -11/11/2013)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét